Apax Leaders Việt Nam | Tin tức Và Sự Kiện | Những khó khăn của việc triển khai ESL ở Việt Nam
18 12 / 2018

Những khó khăn của việc triển khai ESL ở Việt Nam

ESL (English as a second language) – Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai là chương trình học nhằm giúp trẻ học và sử dụng được tiếng Anh nhuần nhuyễn như ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai. Qua đó, giúp trẻ tiếp thu được kiến thức chuyên sâu và có thể hòa nhập vào môi trường các nước nói tiếng Anh, mà không cần thông qua các khóa học bắc cầu, hay phải vượt qua cú sốc văn hóa để tương thích và hội nhập.


Sau 3 năm triển khai ESL ở Việt Nam, Apax cũng nhận ra khá nhiều khó khăn trong việc đưa ESL vào giảng dạy ở Việt Nam. Bài viết bên dưới, sẽ tổng hợp lại những khó khăn này, để cải thiện chương trình tốt hơn, tương thích dễ dàng hơn cho học sinh Việt Nam.

1. Thời gian học lâu hơn, dù cung cấp những kiến thức nền tảng

Cốt lõi của chương trình ESL là phonics – ngữ âm và chương trình ngữ văn Mỹ. Nghĩa là học sinh học ở Apax, sẽ được học chương trình tiếng Anh phổ thông của Mỹ, đã được điều chỉnh để phù hợp với văn hóa, cách tiếp thu của người châu Á. Chỉ riêng chương trình Ngữ âm, học sinh đã phải học kéo dài trong suốt 2 năm. Học sinh sẽ mất thêm 1 năm nữa, để đạt đến trình độ literacy – đọc thông viết thạo của trẻ em Mỹ. Đây là quãng thời gian dài mà không phải cha mẹ nào cũng vượt qua được. Vì trẻ học các chương trình khác (ví dụ tiếng Anh đàm thoại) hoàn toàn có thể nói được những câu trôi chảy, giới thiệu về mình – chỉ sau 1-2 tháng học. Trong khi học ở Apax, phải mất thời gian dài hơn, trẻ cũng chỉ nói được những câu ngắn, vì thời gian chính, đã dành để trẻ học ngữ âm, và làm quen với cách tiếp nhận tiếng Anh trực tiếp, chứ không phải thông qua 1 ngôn ngữ khác (như tiếng mẹ đẻ). Học theo cách này, trẻ sẽ không bị tư duy dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh nữa, mà sẽ nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh.


2. Phải tương thích với phương pháp học tiếng Anh truyền thống

Một khó khăn nữa trong việc triển khai chương trình, là phải tương thích ESL với các phương pháp học tiếng Anh truyền thống. ESL, dù sao vẫn là một từ khóa ít người biết đến. Bởi vậy, một phương pháp học nhắm đến ESL – biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, lại càng khó định hình trong lòng các vị phụ huynh.

Để hiểu cơ bản về ESL – mời các bạn tham khảo đường link sau: 

Khái quát cho dễ hiểu, dạy ESL ở Việt Nam là dạy một chương trình phổ thông bản xứ, có tương thích với điều kiện và môi trường Việt Nam, để học sinh Việt Nam dễ tiếp thu hơn, nhưng vấn nhắm đến đích chính, là giúp trẻ thâm nhập trực tiếp vào môi trường nói tiếng Anh mà không thấy quá nhiều lực cản, cả về trình độ, lẫn phân cách văn hóa hay con người.

Tuy nhiên, vẫn có những hiểu lầm nhất định về ESL, do cách học tiếng Anh cũ, đã ăn sâu vào mỗi chúng ta, như một thói quen:

- Tiếng Anh truyền thống chú trọng ngữ pháp, tiếng Anh theo chương trình phổ thông các nước bản xứ chú trọng ngữ âm, đọc hiểu, viết luận và trình bày.

- Tiếng Anh truyền thống chú trọng mô tả, còn tiếng Anh ESL chú trọng phân tích, biện giải, thuyết phục vấn đề.

- Tiếng Anh truyền thống đề cao đàm thoại và những chủ đề đời thường. Tiếng Anh ESL đề cao đàm thoại học thuật và kiến thức nền tảng, để học sinh không những có thể giao tiếp, mà còn có thể học, hay hòa nhập vào các nước nói tiếng Anh (thông qua cách sử dụng từ ngữ, văn phong hàn lâm).

Với những khác biệt trên, học ESL ở Apax rất vất vả. Ngoài kiến thức đồ sộ trên lớp, trẻ phải làm bài tập và luyện e-learning ở nhà. Vì học song song hai chương trình ngữ âm, tập làm văn (tiếng Việt và tiếng Anh), không hề đơn giản với trẻ. Để bám đuổi theo chương trình, đạt được đúng các tiêu chí, cần rất nhiều nỗ lực của cả học sinh lẫn phụ huynh. Trong khi sự chênh lệch của 2 chương trình (tiếng Anh truyền thống và tiếng Anh đạt được tiêu chí ESL) là khá lớn. Phụ huynh không có thời gian kiểm tra việc học của con ở nhà, trẻ chuẩn bị thiếu bài tập, không làm bài về nhà, cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng học và tiếp thu tiếng Anh.

3. Chúng ta vẫn thiếu môi trường

Một khó khăn nữa trong việc triển khai ESL ở Việt Nam, chính là môi trường. Như chúng ta đã biết, dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai – là khái niệm khởi đầu từ các nước nói tiếng Anh. Người nước ngoài (hay người bản xứ sinh ra trong gia đình không nói tiếng Anh), học ESL để tăng khả năng hội nhập, bắt kịp trình độ với học sinh bản xứ và xóa đi những khoảng cách về văn hóa, khác biệt sắc tộc. 


Về cơ bản, mục tiêu của ESL ở nước ngoài giống mục tiêu của ESL ở Việt Nam, nhưng môi trường rất khác. Dù về nhà học sinh không nói tiếng Anh với cha mẹ, nhưng môi trường họ sống vẫn là môi trường nói tiếng Anh. Đây là điều Việt Nam không có. Ra ngoài trung tâm, trẻ em chỉ giao tiếp tiếng Việt. Cho dù có e-learning để luyện ở nhà, và được học các kiến thức khoa học, nghệ thuật ngay trong chương trình, thì môi trường nói và thực hành tiếng Anh, vẫn quá ít. Hiện nay Apax cố gắng lấp đầy môi trường ấy bằng Câu lạc bộ nói tiếng Anh và các English zone – nơi trẻ có thể đến nói tiếng Anh hàng ngày. Nỗ lực này tuy chưa đủ, nhưng đây cũng là sự cố gắng lớn của Apax nhằm xây dựng thêm môi trường giao tiếng bằng tiếng Anh cho người Việt. Trong tương lai, Apax sẽ cố gắng mở rộng thêm quy mô, tăng thêm chất lượng giảng dạy và tạo thêm nhiều môi trường tương tác để hỗ trợ học sinh Việt Nam có thể học và trải nghiệm tiếng Anh hiệu quả hơn.

NGUỒN: APAX LEADERS

Chia sẻ
trở về
Tin tức liên quan
Để làm được một giáo viên dạy ESL
02 01 / 2019

Để làm được một giáo viên dạy ESL

Ứng dụng của ESL - Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai
02 01 / 2019

Ứng dụng của ESL - Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai

Chương trình ESL của Chungdahm và sự tương thích ở Việt Nam
02 01 / 2019

Chương trình ESL của Chungdahm và sự tương thích ở Việt Nam