Apax Leaders Việt Nam | Tin tức Và Sự Kiện | Những tham khảo về chương trình ngữ văn Mỹ
12 12 / 2018

Những tham khảo về chương trình ngữ văn Mỹ

Như đã giới thiệu với các bạn, chương trình học của Apax được xây dựng dựa trên các thang đo của chương trình phổ thông Mỹ. Học tiếng Anh ở Apax, nghĩa là con bạn được học một chương trình Ngữ văn thu nhỏ của Mỹ. Chúng tôi xin gửi tới quý vị phụ huynh một số thông tin về chương trình Ngữ văn Mỹ và các quy chuẩn của chương trình.


Quy định về xây dựng chương trình học và đánh giá học sinh: Trẻ phải học theo các chương trình Ngữ văn phù hợp với tiêu chuẩn và nguyên tắc cơ bản của Mỹ. Có 10 quy tắc như sau:

  1. Chương trình học phải nâng cao khả năng suy nghĩ và ngôn ngữ của học sinh thông qua nhiều hoạt động.
  2. Chương trình học phải nâng cao khả năng về ngôn ngữ nói cũng như khả năng về văn học cho học sinh thông qua các bài học có độ khó tương đương trình độ.
  3. Chương trình học phải bao gồm nhiều thể loại văn học, thời gian, nền văn hoá để có thể tạo thành bức tranh hoàn chỉnh về di sản văn học đất nước.
  4. Chương trình học phải nhấn mạnh rằng viết là cách để phát triển, làm rõ cũng như để trao đổi ý tưởng hay trao đổi thông tin, thuyết phục, tường thuật truyện.
  5. Chương trình học phải tạo điều kiện cho học sinh học về tất cả các phương tiện truyền thông.
  6. Chương trình học phải giúp nâng cao kỹ năng đọc và viết cho học sinh.
  7. Chương trình học phải dạy phương pháp học các kiến thức mới, giúp học sinh đạt được tiêu chuẩn trong học tập, cũng như biết cách học tự giác, độc lập.
  8. Chương trình học phải được xây dựng dựa trên ngôn ngữ, trải nghiệm và thái độ của học sinh khi tới trường.
  9. Chương trình học phải giúp học sinh nâng cao khả năng viết và giọng đọc. Bài viết hoặc giọng nói của một học sinh cũng chính là cách bạn nhỏ đó thể hiện bản thân.
  10. Chương trình học vừa phải chú trọng tới nhiều loại hoàn cảnh của nhiều người, vừa phải trang bị cho học sinh trở thành công dân có trách nhiệm với trường học và đời sống xã hội.

Tiêu chuẩn chung cho các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Nghe và nói

1. Thảo luận và làm việc nhóm

Thảo luận nhóm là cách rất hiệu quả để học sinh rèn luyện khả năng nghe chủ động, giữ tập trung cao, lắng nghe ý kiến của người khác, tránh hình thành thói quen mỉa mai, biết cách làm việc theo thứ tự và biết cách giành quyền phát biểu ý kiến theo nhiều cách. Thảo luận nhóm dẫn dắt học sinh đi tới các suy luận phức tạp hơn khi các bạn cùng đưa ra ý kiến, mở rộng vấn đề, đặt lại câu hỏi với các ý kiến ban đầu, đưa ra giả thuyết và cùng nhau tìm ra giải pháp cho các vấn đề được đưa ra.

2. Thuyết trình

Để lên kế hoạch cho một bài thuyết trình hiệu quả, học sinh cần thống nhất được mục đích của bài thuyết trình, phong cách, phương hướng cũng như cách diễn đạt phù hợp với đối tượng khán giả. Có các cơ hội thường xuyên để lên kế hoạch thuyết trình, học sinh sẽ được học cách giành và duy trì sự chú ý, hứng thú và tôn trọng từ khán giả.

Học ngôn ngữ

3. Cấu trúc tiếng Anh hiện đại

Học về cấu trúc văn học Anh hiện đại, bao gồm cả phần nghe và nói, giúp học sinh có sự chủ động trong việc thể hiện suy nghĩ của mình trong khi nói và viết.

4. Xây dựng từ vựng và các khái niệm

Khả năng suy nghĩ rõ ràng và trao đổi thông tin chính xác phụ thuộc khá nhiều vào vốn từ vựng. Khi học sinh học được nhiều cách để học từ vựng mới, khả năng sử dụng từ linh hoạt, uyển chuyển, sử dụng những từ "đắt” cũng sẽ làm cho ngôn ngữ trở nên thú vị hơn.

5. Tiếng Anh quy chuẩn và thông thường

Học nhiều thể loại tiếng Anh giúp học suy nghĩ, hiểu cách sử dụng ngôn ngữ, trong trường hợp nào thì nên sử dụng ngôn ngữ quy chuẩn, trường hợp nào có thể dùng tiếng Anh bình thường hàng ngày. Ngoài ra, điều này cũng giúp học sinh tăng thêm hiểu biết về các ngôn ngữ theo vùng miền, địa phương.

Đọc và văn học

6. Nền tảng đọc và đánh vần

Nhận biết về ngữ âm, giải mã cũng như nhận biết từ một cách nhuần nhuyễn và chính xác. Hiểu được các tính chất căn bản của văn viết tiếng Anh cũng là yếu tố quan trọng khi trẻ bắt đầu học đọc và viết. Các kỹ năng này cần phải được dạy, liên tục luyện tập và giám sát cho đến khi nhuần nhuyễn.

7. Truyện thật (dựa trên sự kiện có thật)

Hiện nay nhiều học sinh bắt đầu đọc các truyện về sự kiện có thật trong lịch sử và các bài báo, trang web khác. Học cách nhận biết và hiểu được các cách trình bày và sắp xếp đoạn văn giúp học sinh đọc được các tài liệu khó. Các kiến thức này giúp học sinh làm chủ được khả năng đọc và viết các đoạn văn mang tính cung cấp thông tin.

8. Truyện viễn tưởng

Các câu truyện là phương tiện để nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng từ bi và sự thấu hiểu ở các bạn học sinh. Các yếu tố trong truyện viễn tưởng như cốt truyện, các xung đột, cách giải quyết, sự trưởng thành của các nhân vật, cũng như những lời tiên tri, giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng tư duy phản biện, suy nghĩ về câu chuyện theo nhiều chiều hướng phức tạp và có thể so sánh với các bạn khác. Câu chuyện chính là thế giới trong tưởng tượng của tác giả với người đọc là những vị khách. Các tác phẩm đầy tính tưởng tượng chính là phương tiện giúp chúng ta giải trí.

9. Thơ

Trong khi học về thơ, chúng ta rất chú ý tới lối gieo vần, âm điệu, sự cô đọng và chính xác của ngôn từ, sức mạnh của trí tưởng tượng và đặc biệt là việc sử dụng các hình tượng nói, các cách so sánh rất chính xác. Chúng ta cũng biết được rằng thơ cũng mang tới sự vui vẻ, thích thú bởi nó chú trọng nhiều tới ngôn ngữ và việc sử dụng nhịp điệu, cách chơi chữ, các ẩn ý làm cho người đọc bất ngờ. Các phương thức so sánh, ẩn dụ, nhân cách hoá, sự lặp âm, cũng có ảnh hưởng vô cùng lớn tới cách học sinh đọc và viết đối với các thể loại khác.

10. Kịch

Từ thời cổ đại, kịch nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong giải trí, cung cấp thông tin và thay đổi con người. Khi đọc về văn học kịch nghệ, học sinh được học cách phân tích các phương thức mà những nhà soạn kịch sử dụng. Học về kịch, cũng như phim, chương trình tivi, kịch bản phát thanh, học sinh tư duy phản biện hơn và cũng trở thành người đọc, người nghe, người xem có chọn lọc hơn.

11. Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ, văn học cổ điển

Các bạn học sinh nhỏ tuổi rất yêu thích cấu trúc truyện dễ đoán, sự hấp dẫn cũng như các bài học đạo đức trong các câu truyện này. Trong quá trình học phổ thông, kiến thức về các thể loại nhân vật, chủ đề và cấu trúc câu truyện giúp học sinh nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa các câu chuyện cũng thể loại từ các nền văn hoá khác nhau. Đối với các trình độ cao hơn, học sinh có thể mô tả được cách viết của tác giả, từ đó hiểu sâu hơn về các tác phẩm của họ.

Nghiên cứu và viết

12. Quá trình nghiên cứu

Khi lượng kiến thức tăng lên, học sinh cần hiểu tính chất, khả năng và những hạn chế của rất nhiều văn bản in hoặc văn bản trên mạng. Học sinh cũng cần phải biết cách tìm thông tin chính xác, hiệu quả, đáng tin cậy và cách để trích dẫn đúng cách.

13. Viết phân tích

Văn phong phân tích đòi hỏi quá trình suy nghĩ logic, đọc kỹ, hiểu sâu và một lượng kiến thức nền vững chắc đối với chủ đề đang được phân tích. Từ năm lớp 3, phần viết này phải xuất hiện trong ít nhất một nửa tổng lượng bài viết của học sinh và con số này tăng lên ¾ khi học sinh lên lớp 9.

14. Văn thuyết phục

Các bài văn thuyết phục dùng gần như hầu hết các yếu tố có khả năng thuyết phụ người nào đó về một vấn đề hoặc động viên ai đó làm gì. Loại hình văn này yêu cầu người viết phải thực sự chú trọng tới tính chất của đối tượng được hướng tới. Các bài luận thuyết phục có tính hiệu quả cao là những bài đưa ra nhận định và bảo vệ được quan điểm đó với các chứng cứ rõ ràng, xác thực, đáng tin cậy và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng hướng tới.

15. Văn viết cá nhân (tự truyện)

Có nhiều khi chúng ta sẽ muốn viết ra những trải nghiệm, quan sát và đánh giá của mình, dù là thực tế hay trong tưởng tượng. Viết về những trải nghiệm, quan sát hay đánh giá của chính mình giúp chúng ta hiểu về cuộc sống của mình hơn và cùng lúc có thể mang lại sự vui vẻ cho người đọc.

Chia sẻ
trở về
Tin tức liên quan
Để làm được một giáo viên dạy ESL
02 01 / 2019

Để làm được một giáo viên dạy ESL

Ứng dụng của ESL - Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai
02 01 / 2019

Ứng dụng của ESL - Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai

Chương trình ESL của Chungdahm và sự tương thích ở Việt Nam
02 01 / 2019

Chương trình ESL của Chungdahm và sự tương thích ở Việt Nam